Bị ra nhiều mồ hôi ở tay chân là bệnh gì?

Bị ra nhiều mồ hôi ở tay chân là bệnh gì? Đổ mồ hôi khi vận động hoặc khi thời tiết nóng bức vốn là một phản ứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi tay chân dù không hoạt động hay đang ở trong mát, đổ mồ hôi tay chân khi vừa tắm xong thì bạn cần lưu ý.

Bị ra nhiều mồ hôiở tay chân là bệnh gì?

Nếu đổ mồ hôi cơ thể, cũng như ra nhiều mồ hôi ở tay chân khi trời nắng nóng. Khi cơ thể phải vận động nhiều hoặc sử dụng nhiều rượu bia, và các chất kích thích hay ăn những thực phẩm cay nóng thì đây là hiện tượng bình thường. Vì lúc này cơ thể đang tự làm mát và tự điều chỉnh lại thân nhiệt để thân nhiệt trở về vị thế cân bằng.

 Tuy nhiên, trường hợp ra nhiều mồ hôi ở tay chân liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Dù không hoạt động nặng, không đi nắng, hoặc thậm chí vừa tắm xong thì có khả năng đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi. Tên khoa học của hội chứng này là hyperhidrosis. Nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật và cường giao cảm gây nên. Tình trạng này thường khởi phát ở tuổi thành niên, và có xu hướng di truyền. Sau khi lớn lên, tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay chân sẽ đi kèm với tình trạng ra nhiều mồ hôi cơ thể ở những vị trí khác như: Nách, đầu, mặt và bàn chân. Tuyến mồ hôi sẽ tiết nhiều hơn khi cơ thể rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi, căng thẳng, hoặc giận dữ quá mức.

Xem thêm:

Ngoài ra, việc bị ra nhiều mồ hôi ở tay chân còn có thể là triệu chứng khởi phát khi cơ thể mắc một số bệnh lý sau:

  • Bệnh cường giáp: Do tuyến giáp hoạt động quá mức, thúc đẩy tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn và tạo ra nhiều nhiệt nên đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi mắc bệnh này, ngoài việc đổ mồ hôi tay chân, người bệnh còn có phản ứng: Run tay, tim đập nhanh, hay hồi hộp, trống ngực, mắt lồi, sụt cân nhanh chóng trong khi sức ăn lớn.
  • Thiếu hụt vitamin và các khoáng chất ( Kẽm, vitamin D, Canxi)
  • Nhiễm độc: Nhiễm độc thực phẩm, nước hoặc không khí sẽ khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết nhiều mồ hôi để đào thải chất độc ra bên ngoài.
  • Các loại bệnh nhiễm trùng: Lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản,…

Làm gì để hạn chế tình trạng ra nhiều mồ hồi ở tay chân

Để hạn chế tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, có thể kết hợp với uống nước ép rau, củ quả mỗi ngày để hạn chế tình trạng tiết mồ hôi của cơ thể. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng cũng như các loại thức ăn, thức uống có tính chất kích thích để bảo vệ cơ thể của bạn. Thường xuyên luyện tập thể thao đúng cách cũng có ích cho tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe. Hạn chế căng thẳng, stress vì đây là những yếu tố thúc đẩy tuyến mồ hôi phát triển.

Lưu ý: Không nên coi thường tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bình Luận:

Email của bạn sẽ không bị công khai. Các trường có dấu (*) là bắt buộc
*

Bài viết cùng chuyên mục