Bị hôi miệng nên uống thuốc gì?

Hôi miệng sẽ là nguyên nhân khiến cho bản cảm thấy mặc cảm tự tin và xen lẫn những bực dọc khó chịu không đáng có. Chắc hẳn rằng, những ai đang phải chịu sự tấn công của mùi hôi trong khoang miệng đều băn khoăn lo lắng trong việc tìm kiếm cho mình một phương thuốc chữa trị hôi miệng dứt điểm và nhanh chóng nhất. Vậy  bị hôi miệng nên uống thuốc gì ?

Hôi miệng xảy ra do đâu ? 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, có khoảng 700 loại vi khuẩn đang tồn tại trong khoang miệng của chúng ta. Ngoài việc mùi hôi tạo ra do quá trình phân hủy các protein tạo thành chất dễ bay hơi, thì chính những thói quen xấu hằng ngày là nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi, các thói quen đó có thể là vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho các thức ăn tích tụ lại thành mảng bám gây mùi hôi. Hoặc miệng khô do thiếu nước, uống nhiều rượu bia, các chất kích thích khiến cho nước bọt và độ pH bị giảm trong khi tính axit trong miệng lại tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tạo mùi. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng và là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tình trạng hôi miệng, ăn các thức ăn tanh, đồ ăn có khó bay mùi hoặc ăn uống quá nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi sẽ được các enzym tiêu hóa thức ăn ở miệng phân hủy và sinh ra khí sulfur có mùi hôi thối.

Bị hôi miệng do nhiều nguyên nhân

Hôi miệng khiến cho người bệnh cảm thấy tự tin và mặc cảm

Mặt khác mùi hôi bốc ra từ hơi thở có thể xảy ra do nguyên nhân bệnh lý về răng miệng như nhiễm trùng nướu răng, chân răng; lưỡi bị viêm; sâu răng; viêm lợi trùm; viêm nha chu… Hoặc các bệnh lý hô hấp: viêm mũi dị ứng; nghẹt mũi; viêm xoang; viêm amidan mủ… Hay miệng có mùi hôi do ruột và dạ dày bị tích nhiệt, các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa như táo bón, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Do đó để có hướng xử lý thích hợp nhất, tốt nhất người bệnh nên tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng hôi miệng, từ đó giải quyết nguyên nhân gây bệnh và mang lại hơi thở thơm mát, cảm giác tràn đầy sức sống hơn.

Bị hôi miệng nên uống thuốc gì?

– Thuốc uống chữa trị bệnh hôi miệng khá phổ biến trên thị trường hiện nay, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, trước hết bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các chuyên gia khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời có liệu pháp chữa trị hợp lí nhất. Việc sử dụng thuốc của người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa trị hôi miệng nổi bật như: Hương vị tố; Komil; Thuốc trị hôi miệng Thanh Tuấn; Tỳ bách thảo… các loại thuốc này đều có nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam, được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên như Hoàng liên, Phục linh; Bạch đậu khấu, Diệp hạ châu, Linh chi, Thanh mộc hương… Thuốc được chế biến dưới dạng viên nén, bột hoặc dung dịch ngậm rất dễ sử dụng, khá tiện lợi và không tốn kém nhiều chi phí. Tuy nhiên thời gian điều trị còn tùy thuộc vào mức độ hôi miệng và khả năng thích ứng thuốc của mỗi người.

Thuốc đặc trị hôi miệng

Các loại thuốc trên thị trường có tác dụng chữa trị hôi miệng

– Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng các loại thuốc súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc cetylpyridinium chloride, benzenthonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride… Những thành phần này có tính chất diệt khuẩn và chống hôi miệng hiệu quả cao. Mặt khác các chế phẩm có chứa probiotic có tác dụng giảm lượng hydrogen sulfide – một chất gây mùi khó chịu ở khoang miệng. Hoặc các sản phẩm có chứa thành phần polyphenol, methol cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế mùi hôi thoát ra do vi khuẩn gây nên, đem đến mùi thơm dễ chịu cho người bệnh.

– Ngoài việc sử dụng giải pháp chữa trị bằng các thuốc và sản phẩm nêu trên, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng những phương thuốc chữa trị bệnh hôi miệng hiệu quả bằng y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian như:

+ Các bài thuốc dùng để uống trị hôi miệng: 

  • Bài 1: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g. Các vị thuốc  trên sắc uống, mỗi ngày một thang.
  • Bài 2: Tâm sen 3g đem hãm với nước sôi, để nguội rồi dùng để uống trong ngày.
  • Bài 3: Hoàng liên 5g, quy thân 6g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Bài 4: Rễ cây lau tươi 100g, đường phèn vừa đủ. Đem nấu lên và dùng để uống thay trà.
  • Bài 5: Đinh hương 15g, cam thảo 90g, tế tân 45g, quế tâm 45g, xuyên khung 30g. Các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, trộn với mật ong rồi vo thành viên nhỏ vừa để uống. Dùng để uống hằng ngày trước khi đi ngủ.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa hôi miệng

Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian lưu truyền về một số bài thuốc chữa hôi miệng

+ Các thuốc dùng súc miệng: 

  • Hương nhu 40g sắc với 200ml ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Tốt nhất nên dùng vào buổi sáng và buổi tối để thuốc phát huy hết công dụng.
  • Húng chanh 100g sắc với nước đặc. Dùng để ngậm và súc miệng.
  • Rau mùi tàu 200g, một chút muối ăn. Sắc lấy nước đặc và súc miệng.

Các bào thuốc trên đây sẽ có tác dụng tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ bệnh tình của người bệnh. Tuy nhiên, đây là những bài thuốc được đánh giá khá cao, mang lại kết quả tốt cho việc chữa trị chứng hôi miệng.

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh hôi miệng thì người bệnh nên có thói quen đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, ít nhất 6 tháng/1 lần. Đồng thời chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng như chế độ dinh dưỡng thích hợp. Khám và chữa trị dứt điểm các bệnh lý có nguy cơ gây nên tình trạng hôi miệng sớm nhất, tránh được tình trạng mùi hôi gây khó chịu và làm mất đi sự tự tin vốn có của người bệnh.

→ Thông tin bổ ích cho bạn:

Bình Luận:

Email của bạn sẽ không bị công khai. Các trường có dấu (*) là bắt buộc
*

Bài viết cùng chuyên mục