Bạch đậu khấu chữa hôi miệng rất tốt ? Bạn biết chưa?

Dân gian ta đã lưu truyền về bài thuốc dùng bạch đậu khấu để chữa hôi miệng rất tốt, bạn biết chưa ?. Nếu chưa từng một lần áp dụng và còn hoài nghi về hiệu quả chữa trị của loại quả từ thiên nhiên này. Hãy tham khảo và tìm hiểu với nội dung ngay sau đây nhé !

Công dụng kỳ diệu của bạch đậu khấu

Kinh nghiệm dân gian ta từ rất lâu đời đã biết đến bạch đậu khấu là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt bạch đậu khấu có công dụng phổ biến để chữa chứng hôi miệng. Nhiều người dân ở một số vùng có tập quán nhai, ngậm bạch đậu khấu để giữ hơi thở được thơm tho và loại bỏ mùi hôi khó chịu ở miệng khi nói chuyện.

Theo Đông y, bạch đậu khấu có vị cay, the, có mùi thơm, tính ấm quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị có tác dụng hành khí, trừ hàn, chống nôn mửa, có lợi cho dạ dày và mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ và điều trị chứng hôi miệng.

Bạch đậu khấu chữa trị hôi miệng

Bất ngờ với công dụng hữu hiệu từ bạch đậu khấu

Một số nghiên cứu khoa học cũng chứng minh được thành phần của bạch đậu khấu chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Hàm lượng mangan cao có tác dụng phát triển xương, tác động đến hô hấp tế bào và tăng hoạt động của não. Mặt khác, trong hạt bạch đậu khấu có chứa phần lớn là tinh dầu 3 – 4 % bao gồm terpineol, terpinyl – acetat, borneol, cineol… góp phần mang lại hương thơm cho khoang miệng, giúp chữa được triệu chứng hôi miệng mà một số người mắc phải.

Một nghiên cứu mới gần đây do Bộ vi sinh vật học tại Đại học Kurukshetra ( Ấn độ) tiến hành để tìm hiểu về khả năng kháng khuẩn của bạch đậu khấu với vi khuẩn trong miệng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các chiết xuất từ bạch đậu khấu có tác dụng chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn trong răng miệng như Candida albicans, Strepyococcus mutans . Bên cạnh đó, hoạt chất cineole có trong bạch đậu khấu có tính sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây nên các bệnh lý về răng miệng, trong đó có bệnh hôi miệng.

Chữa hôi miệng bằng bạch đậu khấu

Bài thuốc chữa hôi miệng bằng bạch đậu khấu rất đơn giản là bạn chỉ cần nhai vài hạt hoặc ngậm trong miệng vài phút là có thể giúp giảm bớt mùi hôi khó chịu bốc ra từ miệng rồi.

Một số bài thuốc Đông y sử dụng bạch đậu khấu kết hợp với các vị thuốc khác như đinh hương, mộc hương, cam thảo, quế tân… để tạo nên công thức chữa trị bệnh hôi miệng một cách an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.

Hơi thở thơm mát nhờ bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu mang lại hơi thở thơm mát, đầy tự tin

Bạch đậu khấu là nguồn dược liệu chứa rất nhiều công năng nhưng bạn hoàn toàn dễ tìm thấy bởi sự thông dụng của nó. Ở một số vùng người ta còn nhai và ngậm bạch đậu khấu như một phong tục để giữ gìn vệ sinh răng miệng của mình luôn được sạch sẽ, thơm tho.

Với cách thực hiện đơn giản nhưng nếu bạn đang mắc phải chứng bệnh hôi miệng thì nên nhai hoặc ngậm nó hằng ngày để loại bỏ nhanh mùi hôi khó chịu khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và các mối quan hệ xung quanh.

Phòng bệnh hôi miệng hiệu quả

Bên cạnh sử dụng bạch đậu khấu làm vị thuốc chữ trị chứng hôi miệng, người bệnh cần nên chú ý một số điều sau đây:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Nên đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Nên chọn các loại kem đánh răng phù hợp và sử dụng thêm nước súc miệng giúp loại bỏ sạch những mảng bám dai dẳng đọng lại trên kẽ răng và trong khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa mùi hôi miệng

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng, nhằm phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng để xử lý kịp thời. Tránh các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm nướu răng… gây nên mùi hôi ở vùng miệng.

– Uống nhiều nước mỗi ngày và hạn chế tuyệt đối việc sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích gây nguy cơ khô miệng, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở và gây mùi hôi.

– Bổ sung nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, các hoa quả chứa nhiều vitamin C, B, A, K… giúp cho hơi thở luôn luôn được thơm mát và xóa tan đi nỗi âu lo về mùi hôi thối khó chịu ở vùng miệng.

Mách nhỏ bạn đọc:

Bình Luận:

Email của bạn sẽ không bị công khai. Các trường có dấu (*) là bắt buộc
*

Bài viết cùng chuyên mục