Làm sao để hơi thở không có mùi?
Bạn đang thắc mắc: Làm sao để hơi thở không có mùi? Hơi thở có mùi thường khiến bạn đâm vào tình cảnh khó xử khi đối diện với người khác. Bắt chuyện thì sợ cảnh “vừa mở miệng mùi thúi bay ra”, còn im lìm khi người khác hỏi chuyện thì lại mang danh “kiêu căng, ngạo mạn, khó gần”. Bạn khổ sở với việc làm sao để hơi thở không có mùi? Sẽ không quá khó khăn như bạn thực hiện theo các chỉ dẫn dưới đây.
1. Vì sao hơi thở bạn có mùi hôi?
Chúng ta cứ mải miết đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Làm sao để hơi thở không có mùi mà không “đếm xỉa” đến nguyên nhân của nó. Thực chất, để giải quyết vấn đề: “Làm sao để hơi thở không có mùi?” thì cần phải tìm ra nguyên nhân vì sao hơi thở có mùi hôi. Từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp.
Hơi thở có mùi thường do những nguyên nhân sau:
- Do bệnh răng miệng: Bệnh răng miệng không chỉ gây hôi miệng mà còn làm hơi thở của bạn bị hôi theo. Thậm chí khi bạn thở hắt hoặc thở mạnh cũng đủ để những người ngồi gần “nghiêng ngả”.
- Do các thức ăn vướng sâu trong các kẽ răng, khi đánh răng không thể làm sạch được.
- Khô miệng: Khô miệng gây hôi miệng và ảnh hưởng luôn đến hơi thở của bạn
- Một số loại thuốc cũng có thể gây hôi miệng tạm thời và ảnh hưởng đến hơi thở, như: Thuốc cảm cúm, dị ứng, cao huyết áp.
- Hơi thở có mùi do bệnh lý: Trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh về gan, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang mạn tính, hở van dạ dày,… đều có thể khiến hơi thở có mùi hôi.
2. Làm sao để hơi thở không có mùi?
Về vấn đề “Làm sao để hơi thở không có mùi? ” các bác sĩ Nha khoa có những lời khuyên như sau:
a. Dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng
Bạn thường dùng tăm xỉa răng để làm sạch các thức ăn giắt trong kẽ răng. Tuy nhiên, tăm xỉa răng không thể làm được nhiệm vụ đó một cách triệt để. Không chỉ vậy, chúng còn gây các lỗ lên lợi, làm hở lợi. Việc dùng chỉ nha khoa sẽ giúp khắc phục được những điều này.
Với lưỡi, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ chuyên cạo lưỡi để làm sạch. Đồng thời, sử dụng nước súc miệng mỗi ngày chính là cách làm sao để hơi thở không có mùi.
b. Chọn loại kem đánh răng có hàm lượng Fluoride cao
Lượng Fluoride cao sẽ giúp hạn chế sự hình thành các mảng bám thức ăn, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh răng miệng.
Bạn cũng cần cân nhắc loại kem đánh răng có bổ sung chất làm trắng canxi cacbonat để giúp răng trắng sạch để đem lại hơi thở thơm mát.
c. Giữ vệ sinh răng miệng
Như đã biết, chúng ta nên vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày sau bữa sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể đánh sau bữa trưa, tuy nhiên không đánh răng quá 3 lần/ ngày. Không chà bàn chải quá mạnh, tránh làm trầy xước nướu và làm răng bị tổn thương dẫn đến sâu răng.
d. Khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Sâu răng sẽ không biểu hiện ngay ra ngoài mà tích tụ dần, phá hủy răng và tủy răng bạn. Đến một lúc nhất định sẽ gây mùi hôi. Do đó, bạn nên đến nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để phát hiện sớm các bệnh răng miệng và chủ động phòng tránh.
e. Uống nhiều nước
Bạn cứ băn khoăn làm sao để hơi thở không có mùi mà không hề biết uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp khử mùi hôi miệng. Uống đủ nước là cách tốt nhất để giữ ẩm, tránh bị khô miệng. Từ đó bạn tránh được tình trạng hơi thở có mùi do khô miệng một cách “ngoạn mục”.
f. Bỏ thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia
Ai cũng biết thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở có mùi và gây ra những bệnh về răng miệng. Chất ni-cô-tin có trong thuốc lá làm hạn chế khả năng tiết nước bọt và làm các gai lưỡi phát triển quá mức. Tạo nhiều nếp gấp, chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn ẩn nấp và gây hôi miệng. Tương tự, uống nhiều rượu bia chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe.
Từ những mẹo trên, tin rằng bạn đã không còn băn khoăn vấn đề làm sao để hơi thở không có mùi? Tuy nhiên, nếu bạn bị các bệnh lý khác mà dẫn đến hôi miệng thì cần phải khám chữa và điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh thì mới mong dứt điểm được.